Tìm kiếm

 

Liên kết website
Chủ động phòng, chống bệnh tay - chân - miệng
Ngày cập nhật 22/01/2021

Bệnh tay - chân - miệng là gì?

         Bệnh tay - chân - miệng là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng. Bệnh tay - chân - miệng phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5. Trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo, nơi tập trung nhiều trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bùng phát dịch bệnh tay - chân - miệng do bệnh lây qua tiếp xúc từ người sang người và trẻ còn nhỏ nên sẽ là đối tượng dễ bị lây bệnh nhất. Trẻ em khi lớn lên thường miễn dịch với bệnh tay chân miệng vì các kháng thể được hình thành sau khi phơi nhiễm với virus gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn có khả năng thanh thiếu niên và người lớn cũng bị mắc bệnh này.

          Những biểu hiện của bệnh tay - chân- miệng

          Trẻ mắc bệnh tay - chân - miệng sẽ có những  biểu hiện như sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, nổi nốt phỏng nước. Ban đầu có những chấm đỏ xuất hiện 1-2 ngày sau khi sốt, sau đó tiến triển thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét. Phỏng nước cũng xuất hiện ở da, thường thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc miệng, lưỡi và mặt trong của má.

          Bệnh tay- chân- miệng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh, bệnh lây trực tiếp từ người sang người.

          + Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phỏng nước bị vỡ.

         + Qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch tiết của các nốt phòng nước bị vỡ.

        + Qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau hoặc đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà… bị nhiễm viruts.

          + Qua đường tiêu hóa do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.

Cách phòng bệnh tay - chân - miệng

Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh... Ngoài ra, cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn đồ chơi và các vật dụng, hạn chế cho trẻ ngậm mút đồ chơi, các vật dụng. Khi phát hiện ca bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần hạn chế tiếp xúc, đồng thời đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất.

 

Văn Huy
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.051.270
Truy cập hiện tại 396