Đơn vị thiết kế
Liên kết website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.056.007
Truy cập hiện tại 2.630
Tìm kiếm
Thông tin đường phố Huế
DÂN SỐ VIỆT NAM ĐẠT 90 TRIỆU NGƯỜI CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Ngày cập nhật 30/10/2013

 Một thông điệp mới được đưa ra : Ngày 1/11/2013 vừa qua, Việt Nam đón nhận công dân thứ 90 triệu ra đời ! Nhân dịp này, Bộ Y tế - Tổng cục DS - KHHGĐ đã tổ chức các hoạt động có ý nghĩa trong các chương trình diễu hành đi bộ với chủ đề : “90 triệu bước chân con cháu Lạc Hồng”, “90 triệu trái tim yêu Việt Nam”, đêm nhạc hội của sự kiện “ Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người”... nhằm kết nối toàn thể người dân đoàn kết cùng hành động vì sức khỏe cộng đồng, hạnh phúc của mỗi gia đình có sự phát tiển bền vững của đất nước.


    Kể từ khi công bố kết quả của tổng điều tra dân số tính đến ngày 1/4/2009 thì dân số Việt Nam là 85,8 triệu .  Đến nay dân số đã đạt 90 triệu người. Dự báo với mức sinh hiện nay thì dân số Việt Nam sẽ đạt 95,29 vào năm 2019 - 102,7 triệu vào năm 2029 và 108,7 triệu vào năm 2049, xếp thứ 3 các nước đông dân nhất khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Philipin) và thứ 13 so với thế giới.

    Dân số Việt Nam đạt 90 triệu người được coi là sự kiện có ý nghĩa quan trọng việc phát triển về nhân khẩu học, qui mô và cơ cấu dấn số của nước ta hiện nay và trong tương lai gần. Tăng dân số đang là vấn đề của toàn cầu chủ yếu tập trung ở châu Á, châu Phi, là chiến lược của mỗi quốc gia. Dân số ổn định là cơ sở của một xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, vì mục tiêu của sự phát triển bền vững.

    Năm 2013 dân số Việt Nam đạt 90 triệu người là mốc đánh giá chúng ta đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu về chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020. Qui mô dân số không vượt qua 93 triệu người vào năm 2015 và 98 triệu người vào năm 2020.


    Tăng dân số ở nước ta hiện nay là cơ hội tốt, đó là qui mô dân số trẻ, tiềm năng sinh sản cao. Chúng ta đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” từ năm 2007 (2 người trong độ tuổi lao động “cõng” 1 người phụ thuộc chưa đến tuổi lao động hoặc hết tuổi lao động).  Theo dự báo giai đoạn “dân số vàng” ở nước ta sẽ kết thúc vào năm 2041. Với đặc điểm này, độ tuổi lao động ở nước ta tăng từ 61 % đến 70%, cả nước có gần 50 triệu lao động chiếm khoảng trên 51% dân số. Việt Nam cần nắm bắt thời cơ này, một trong những việc cần làm là đào tạo nghề có chất lượng cao để tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động. Đây cũng chính là lợi thế rất lớn về lực lượng lao động hiện nay đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo dự báo thời cơ thuận lợi này có thể kéo dài từ 30 - 40 năm.
 

dân số Việt Nam đạt 90 triệu người cơ hội và thách thức



    Nhưng bên cạnh của cơ hội tăng dân số thì cũng đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức cần được quan tâm đúng mức. Công tác DS - KHHGĐ có những công việc lâu nay chúng ta vẫn triển khai có kết quả như : giảm tỉ suất sinh, giảm tỉ lệ đẻ con thứ 3 trở lên, thực hiện các biện pháp tránh thai, bảo đảm sức khỏe sinh sản, sàng lọc thai nhi trước sinh và sơ sinh sau sinh... thì hiện nay công tác DS - KHHGĐ đang đứng trước những vấn đề “nóng” phải đối mặt. Đó là :
    + Già hóa dân số :
    Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã đạt 74 tuổi. Dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ rất nhanh. Theo thống kê thì từ năm 2005 nước ta kết thúc giai đoạn cơ cấu dân số trẻ, nhưng chỉ 6 năm sau (năm 2011), Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số, cũng theo dự báo thì khoảng 17-18 năm nữa nước ta sẽ bước vào giai đoạn dân số già khi đạt tỉ lệ 14% người cao tuổi trở lên so với tổng dân số (hiện nay là 10,2%).
    + Vấn đề giảm sinh hiện nay :
    Nhiều năm qua chúng ta đã có nhiều nỗ lực phấn đấu để giảm mức sinh thay thế (mỗi gia đình chỉ có 2 con). Năm 2012 trên phạm vi toàn quốc tỉ lệ này là 2,06 con/bà mẹ. Trong khi đó gần đây một số địa phương lại có mức sinh thấp đạt dưới mức sinh thay thế (từ 1,3-1,6 con/bà mẹ). Một số địa phương khi bước vào ngưỡng cửa già hóa dân số cần nắm vững đặc thù dân số vừa già lại vừa trẻ để có chủ trương phù hợp với thực tế.
    + Mất cân bằng giới tính khi sinh :
    Trong thời gian qua đã có các giải pháp cấp thiết để khắc phục, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường. Một số địa phương tỉ lệ bé trai/100 bé gái khi sinh từ 116-126, có nới đã lên đến 130/100. Qua đó cho thấy việc thay đổi hành vi xem trọng giới tính nam không phải dễ dàng. Nếu không điều chỉnh tốt sẽ dẫn đến thiếu con dâu người Việt trong tương lai.
    Ngoài ra, một vấn đề phải được tính đến là việc di dân cơ học từ các vùng quê đổ về thành phố nhất là các thành phố lớn làm thay đổi mật độ dân số, cơ cấu lao động và nguồn nhân lực, gây sức ép về phân bổ dân cư trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh.

    Tất cả những nội dung nêu trên không những ngành DS-KHHGĐ cần tập trung giải quyết mà đòi hỏi trách nhiệm chung của xã hội. Mục tiêu phấn đấu là để nâng cao chất lượng dân số, cải tạo giống nòi bằng các giải pháp cụ thể như bảo đảm các chính sách an sinh xã hội. Chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng, chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân, công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em ...

                                                                   
   
 

Nguyễn Cương - Chi bộ 4
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày