Đơn vị thiết kế
Liên kết website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.051.465
Truy cập hiện tại 961
Tìm kiếm
Thông tin đường phố Huế
Kế hoạch triển khai thực hiện đợt cao điểm đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng Nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn phường Phú Hội
Ngày cập nhật 01/08/2012

Thực hiện Thông báo số 606/TB-UBND ngày 22/6/2012 của UBND Thành phố Huế về kết luật của đồng chí Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố tại buổi họp về việc phân công và chấn chỉnh công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Huế; Công văn số 1093/UBND-QLĐT ngày 11/5/2012 và Công văn số 1626/UBND-QLĐT ngày 05/7/2012 của UBND thành phố Huế về việc xây dựng kế hoạch quản lý, sắp xếp các tuyến đường trọng điểm, các tuyến đường mất trật tự đô thị trên địa bàn phường, UBND phường Phú Hội xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể như sau:

I. Mục đích

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn phường trong thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo trật tự đô thị; xây dựng môi trường văn hóa, lối sống lành mạnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao chất lượng “Gia đình văn hóa” “Tổ dân phố văn hóa” “Cơ quan, đơn vị văn hóa” tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; xây dựng phường Phú Hội phát triển theo hướng văn minh, giàu đẹp, thân thiện xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của thành phố. Từng bước hình thành các chuẩn mực về hành vi ứng xử văn hoá, văn minh đô thị, “công dân đô thị”, trở thành nếp sống của nhân dân trong phường.

II. Yêu cầu

- Lập lại trật tự đô thị tại các tuyến phố trên địa bàn phường nhất là các tuyến đường được thành phố phân cấp quản lý, đảm bảo lề thông, hè thoáng, vệ sinh môi trường; không để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán trái quy định, tập kết vật liệu, để cây cảnh, trông giữ phương tiện,... phục vụ yêu cầu xây dựng thành phố "xanh, sạch, đẹp", xứng đáng là thành phố du lịch của cả nước.

- Việc đảm bảo trật tự đô thị, xây dựng Nếp sống văn minh là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của toàn thể cán bộ và nhân dân từ phường đến tổ dân phố; của từng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện tốt kế hoạch này. Các cơ quan, đơn vị và Tổ dân phố phải phát động phong trào đến từng hộ gia đình để thực hiện việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị nhằm tạo ra một phong trào rộng khắp theo sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất của Đảng uỷ, UBND phường.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự đô thị của chính quyền các cấp, huy động các lực lượng thường xuyên kiểm tra, xử lý giải tỏa cương quyết các trường hợp vi phạm.

III. Nội dung và giải pháp

1. Công tác chuẩn bị

- Khảo sát, lập danh sách các hộ thường xuyên vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để phân loại có biện pháp tuyên truyền, giáo dục và xử lý;

- Tổ chức Hội nghị triển khai, quán triệt cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức của phường và tổ dân phố đồng thời tổ chức ký kết thi đua xây đựng nếp sống văn minh đô thị giữa chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tổ dân phố;

- Tổ chức triển khai ký cam kết thực hiện các quy định về giữ gìn trật tự và xây dựng nếp sống văn đô thị đến từng hộ dân.

2. Công tác tuyên truyền:

a. Nội dung tuyên truyền:

- Các quy định của pháp luật về thực hiện nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, quy chế quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông. Những quy định của pháp luật về quảng cáo, lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn để các tầng lớp nhân dân trên địa bàn hiểu biết và tự giác thực hiện. Tuyên truyền về luật giao thông đường bộ;

- Các tiêu chuẩn về xây dựng “Gia đình văn hóa” “Tổ dân phố văn hóa” “Cơ quan, đơn vị văn hóa” và các quy ước của tổ dân phố;

- Những kết quả đạt được trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị của cá nhân, cơ quan, đơn vị; phê phán kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và quy định.

b. Hình thức tuyên truyền

- Trên hệ thống phát thanh, trang thông tin điển tử của phường: Xây dựng chuyên mục tuyên truyền về thực hiện nếp sống văn minh đô thị;

- Tuyên truyền trực quan: Tổ chức treo băng rôn, áp phích cỡ nhỏ trên các tuyến giao thông chính, áp phích tại trụ sở cơ quan, UBND phường, trụ sở tổ dân phố; các điểm công cộng;

- Bằng các ấn phẩm: Biên tập và phát hành bộ tài liệu tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, trọng tâm là: nếp sống thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử; ý thức giữ gìn VSMT, trật tự đô thị; văn hóa giao thông, ý thực chấp hành luật giao thông đường bộ. Tờ gấp tuyên truyền các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, giao thông đường bộ.

- Bằng hình thức văn hóa, nghệ thuật: Tổ chức cuộc thi, hội thi, hội diễn tìm hiểu về nếp sống văn minh đô thị.

- Thông qua các hội nghị chuyên đề, trong các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn thể, các tổ dân phố, các câu lạc bộ...

3. Nhiệm vụ cụ thể:

a. Xây dựng văn hóa giao thông, nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định Luật giao thông đường bộ, các chuẩn mực đạo đức xã hội để nâng cao ý thức, hành vi ứng xử của mỗi người khi tham gia giao thông làm chuyển biến nhận thức người dân trong phường khi tham gia giao thông, có trách nhiệm với chính mình và mọi người, tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ người khác; thực hiện đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường, không phóng nhanh, vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không uống rượu, bia khi tham gia giao thông, ứng xử văn minh trong trường hợp xảy ra sự cố bất thường, đậu đỗ xe đúng nơi quy định;

- Tổ chức giao thông trên địa bàn khoa học, hợp lý; kết hợp với tăng cường xử lý các vi phạm về trật tự đô thị, an toàn giao thông, hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc giao thông và xảy ra tai nạn;

- Tăng cường công tác chỉnh trang, quản lý trật tự đô thị, kiên quyết khắc phục tình trạng lấn chiếm trái phép vỉa hè, lề đường, lòng đường, mặt cầu. Tổ chức triển khai thực hiện có kết quả Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh trên tuyến phố Lê Lợi và Hùng Vương (đoạn từ cầu Tràng Tiền đến Bà Triệu ), duy trì, củng cố mô hình tự quản ở tuyến phố văn minh đô thị kiểu mẫu. Phối hợp làm tốt Quyết định 1218 ngày 23/5/2008 của UBND tỉnh về ban hành quy chế đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, thương mại, vui chơi giải trí và khu vực công cộng trên địa bàn tỉnh và QĐ 1298 ngày 02/6/2008 của UBND tỉnh về tập trung nuôi dưỡng người lang thang xin ăn, cơ nhỡ, người tâm thần lang thang trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh tại các tuyến đường có thu phí sử dụng vỉa hè để kinh doanh.

b. Giữ gìn vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp, thực hiện tốt các quy định về trật tự đô thị.

- Quy định các hộ gia đình đổ rác thải đúng giờ, đúng nơi quy định. Các cơ quan, đơn vị thực hiện việc tổng vệ sinh, vệ sinh công nghiệp tại các cơ sở sản xuất vào chiều thứ 6 hàng tuần. Các tổ dân phố thực hiện việc tổng vệ sinh vào sáng thứ 7 hoặc sáng chủ nhật hàng tuần, khơi thông hệ thống thoát nước, vệ sinh hè phố, lòng đường;

- Chọn các tuyến đường: Lê Lợi, Hùng Vương, Lê Quý Đôn, Đội Cung – Bến Nghé, Phạm Ngũ Lão để xây dựng tuyến phố điểm về vệ sinh môi trường xanh – sạch – đẹp. Thực hiện mô hình “Đoạn đường tự quản” “Khu dân cư tự quản về vệ sinh môi trường” tại các tổ dân phố;

- Không để các vi phạm quảng cáo bằng băng rôn, banner không phép, trái phép trên địa bàn, phát tờ rơi không đúng nơi quy định; không để bán hàng rong hoạt động buôn bán lấn chiếm hè phố, lòng đường. Kiểm tra, xử lý các trường hợp mái che, trưng bày hàng hoá, để các phương tiện giao thông, vật liệu lấn chiếm hè phố, lòng đường; lắp đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn sai quy định;

- Có kế hoạch thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố; giữ gìn vệ sinh môi trường tốt tại các nhà hàng, địa điểm kinh doanh ăn uống giải khát.

c. Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử

- Đối với cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tiếp tục phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, ban hành kèm theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ;

- Lồng ghép các tại các hội nghị nhân dân, hội nghị các tổ chức đoàn thể bàn việc xây dựng các tiêu chí thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh trong giao tiếp, ứng xử;

- Đối với học sinh trong các trường Mần non, Tiểu học: Trang bị những kỹ năng giao tiếp, ứng xử, biết kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với mọi người…

d. Nâng cao chất lượng hoạt động tổ dân phố gắn với thực hiện nếp sống văn minh đô thị 

- Nêu cao vai trò tự quản của các tổ dân phố, phối hợp chặt chẽ với lực lượng bảo vệ dân phố để thực hiện tốt các quy định về quản lý trật tự đô thị trên địa bàn;

- Đưa các nội dung về nếp sống văn minh đô thị để tuyên truyền, phổ biến tại Hội nghị nhân dân của các Tổ dân phố vào các buổi họp dân, sinh hoạt của các chi hội đoàn thể tổ dân phố;

- Phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đồng thời  lồng ghép, bổ sung nội dung xây dựng nếp sống văn minh đô thị với phong trào này ở tổ dân phố, đưa nội dung xây dựng nếp sống văn minh đô thị vào nội dung quy ước tổ dân phố, cơ quan, đơn vị. Các nội dung này là tiêu chí bình chọn các danh hiệu văn hóa hàng năm trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. 

4. Thời gian thực hiện:

- Từ ngày 15/7 đến ngày 31/7/2012 tập trung cho tuyên truyền và triển khai công tác chuẩn bị như lập danh sách và tổ chức họp các hộ kinh doanh thường xuyên vi phạm lấn chiếm vỉa hè, tổ chức Hội nghị triển khai ký cam kết thi đua và cho toàn dân ký cam kết thực hiện nếp sống văn minh đô thị;

- Đồng loạt ra quân lập lại trật tự giao thông, trậ tự đô thị, vệ sinh môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị vào lúc 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút ngày 01/8/2012. Từ ngày 02/8/2012 đến 31/8/2012 triển khai ngày hai buổi (buổi sáng và buổi chiều), thời gian triển khai tùy tình hình thực tế của từng địa bàn khu vực; riêng lực lượng trực tiếp giải quyết công tác đảm bảo trật tự đô thị như: Công an phường, Tổ trật tự đô thị triển khai thời gian buổi sáng từ 7 giờ 00 phút đến 9 giờ 30 phút, buổi chiều từ 16 giờ 00 phút đến 20 giờ 00 phút.

5. Địa bàn tập trung xử lý:

- Các tuyến đường trọng điểm phức tạp về trậ tự đô thị: Đặng Văn Ngữ, Hùng Vương, Lê Lợi, Bến Nghé, Đội Cung, Trần Quang Khải, Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Bà Triệu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ, Công viên 3/2, siêu thị BigC và các cổng trường học.

* Riêng tuyến đường Đặng Văn Ngữ, Hùng Vương lượng lực Tổ trật tự đô thị, Công an phường xây dựng kế hoạch cụ thể để phối hợp với lực lượng của phường An Đông, phường Phú Nhuận, Đội quản lý đô thị và Công an Thành phố; đối với địa bàn Công viên 3/2 phối hợp lực lượng của Cty Công viên cây xanh, Đội quản lý đô thị và Công an Thành phố.

- Phạm lý xử lý: Xử lý, giải tỏa các hộ lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, các khu vực công cộng để kinh doanh, buôn bán, họp chợ, đặt biển quảng cáo, rửa xe, trông giữ phương tiện, đậu đỗ xe vi phạm, để cây cảnh, tập kết vật liệu, đỗ rác thải, vẽ, dán quảng cáo không đúng quy định...

IV. Phân công thực hiện nhiệm vụ:

1. Ban ATGT - TTĐT phối hợp Công an phường: Tăng cường công tác lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông, giải quyết tình trạng người ăn xin, trẻ em lang thang trên địa bàn phường và tổ chức các đợt ra quân vào các ngày lễ, kỷ niệm sự kiện trọng đại của đất nước. Tăng công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế quản lý đô thị, lấn chiếm lòng lề đường, vi phạm lĩnh vực vệ sinh môi trường; tổ chức tháo dỡ và xóa sạch các biển quảng cáo rao vặt, đồng thời kiểm tra xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm theo Công văn số 188/UBND-VX ngày 03/9/2008 của UBND thành phố Huế về việc chấn chỉnh quảng cáo rao vặt.

2. Ban xây dựng đời sống văn hóa: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các tiểu ban xây dựng đời sống văn hóa ở tổ dân phố triển khai nội dung xây dựng Nếp sống văn minh đô thị gắn kết với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" đảm bảo chiều sâu, chất lượng và tạo thành môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh hàng ngày tại mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, sinh hoạt tọa đàm có chủ đề về Nếp sống văn minh đô thị.

3. Ban an toàn vệ sinh thực phẩm: Có kế hoạch thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đường phố; giữ gìn vệ sinh môi trường tốt tại các nhà hàng, địa điểm kinh doanh ăn uống giải khát.

4. Ban truyền thanh: Có trách nhiệm tổ chức thông báo trên hệ thống phát thanh phường và hệ thống xe loa lưu động để tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định về giữ gìn trật tự đô thị và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

5. Công an Phường:

- Chủ trì phối hợp với Tổ TTĐT và tổ trưởng tổ dân phố khảo sát lập danh sách các hộ, cơ sở kinh doanh vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, phân loại đối tượng để có biện pháp tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra xử lý.

- Chủ động tham mưu cho UBND Phường tổ chức quán triệt cho toàn bộ cốt cán, các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng tham gia công tác đảm bảo trật tự đô thị; tổ chức cho các hộ dân, cơ sở kinh doanh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán cam kết không tái phạm.

- Xây dựng kế hoạch, phương án thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, kiểm tra và xử lý nghiêm khắc theo thẩm quyền các hành vi vi phạm NSVMĐT, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, Tổ TTĐT, Ban bảo vệ dân phố và Tổ dân phố tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị.

6. Cán bộ Địa chính - Xây dựng: 

Phối hợp với Công an phường khảo sát, tham mưu cho UBND Phường các điểm đặt pa nô tuyên truyền trên các trục đường trọng điểm, đặc biệt là các tuyến đường đang xây dựng tuyến đường văn minh đô thị. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng không phép, sai phép, trái phép, đặc biệt là các trường hợp sử dụng vỉa hè, đường phố làm nơi tập kết phế liệu, vật liệu xây dựng không đúng quy định; chỉ đạo Tổ TTĐT tăng cường công tác phối hợp với Công an phường, các ban ngành, đoàn thể và các lực lượng của thành phố tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự đô thị và NSVMĐT.

7. Đề nghị UBMTTQVN phường, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Phụ Nữ, Hội Cựu chiến binh và các Hội đoàn thể khác... 

Phối kết hợp và có biện pháp lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ giữ gìn TTĐT và xây dựng NSVMĐT trong hệ thống tổ chức của mình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NSVMĐT trong các tổ chức thành viên và đoàn viên, hội viên của các đoàn thể. Riêng Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch tổ chức ra quân trên các trục đường mà Hội đoàn mình đã đăng ký xây dựng tuyến đường văn minh đô thị.

8. Văn phòng UBND Phường: 

Đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

9. Tổ trưởng dân phố:

Phối hợp với Ban công tác Mặt trận tổ triển khai kế hoạch của phường đến tận các hộ dân. Vận động nhân dân, cán bộ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về giữ gìn TTĐT nếp sống văn minh đô thị và tổ chức toàn thể các hộ dân ký cam kết thực hiện các quy định của nếp sống văn minh đô thị.

* Đề nghị các Trường học đóng trên địa bàn phường tổ chức tuyên truyền phụ huynh, học sinh của đơn vị mình khi đến đưa đón học sinh phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước các cổng trường, nghiêm cấm các phụ huynh đậu đổ xe trên lòng đường.

Nhận được kế hoạch này, yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể, các cán bộ của UBND Phường và các tổ dân phố nghiêm túc tổ chức thực hiện./.

 
Tập tin đính kèm:
Tin mới
Xem tin theo ngày