Tìm kiếm

 

Liên kết website
Phố Tây ở Huế thoáng gặp đã thương…
Ngày cập nhật 15/06/2014

Cũng như con phố Phạm Ngũ Lão (Sài Gòn), Tạ Hiện (Hà Nội), ở Huế cũng có một con “phố Tây”. Chỉ khác một điều rằng, “phố Tây” ở Huế trầm mặc, cho dù lúc nào cũng không ngớt khách…

Ban ngày phố Tây ở đất Vua xưa rất vắng vẻ vì khách ngoại quốc chủ yếu đi thăm đền đài, lăng tẩm, phá Tam Giang, lăng Cô... Tối đến, lữ khách xa gần mới tụ hội về đây.

Không giống với phố Tây của những thành phố du lịch khác – sôi động và náo nhiệt, phố Tây ở Huế vẫn giữ được nét trầm mặc vốn có của cố đô, cho dù du khách đến đây ngày một đông.

Trục đường chính của phố Tây tại Huế vô tình cũng mang tên Phạm Ngũ Lão giống phố Tây ở Sài Gòn.

Đường Phạm Ngũ Lão chỉ dài hơn 200 m, hai đầu là đường Võ Thị Sáu và Lê Lợi. Đường Lê Lợi có vị thế đẹp nhất và giá nhà đắt nhất cố đô, nằm dọc theo bờ sông Hương thơ mộng.

Con phố hình thành từ lúc nào, không ai ở Huế nhớ rõ nữa. Một kẻ gọi, nhiều người kêu, vậy là thành quen. Phố không lớn và gồm những ngôi nhà cổ kính xen lẫn với những căn nhà ống kiểu mới.

Không giống với phố Tây của những thành phố du lịch khác của Việt Nam – sôi động và náo nhiệt, phố Tây ở Huế vẫn giữ được nét trầm mặc vốn có của cố đô, cho dù du khách đến đây ngày một đông.

Người ta bảo, trước đây đường Phạm Ngũ Lão rất vắng vẻ. Những năm 1980, chỉ có những cặp tình nhân sinh viên đi dạo.

Theo sử sách, hơn 100 năm trước, người Pháp đã rất chủ động trong quy hoạch và xây dựng, để rồi hình thành nên ở phía Nam dòng sông Hương một thành phố mới, mang phong cách hiện đại của Âu Tây như một sự đối trọng với sự trầm mặc, cổ kính nơi bờ Bắc với những cung điện, đền đài xưa cổ.

Phố Tây ở Huế được hình thành xem như một sự phá cách ở đất cố đô vốn trầm tư này. Phố đông vui nhất khi màn đêm buông xuống. Những đoàn khách rảo bước quanh các cửa hàng lưu niệm, sau một ngày đi thăm hoàng cung, lăng tẩm hoặc chùa chiền.

Sau một ngày xuôi ngược ở những đền đài, lăng tẩm, chùa chiền… đây là lúc du khách nước ngoài ngủ trọ ở các khách sạn, nhà nghỉ xuống phố, đi kiếm món ăn hợp với khẩu vị, tìm sự thư giãn hay loanh quanh vào các quầy hàng lưu niệm kiếm tìm một món quà Huế cho chuyến đi xa.

Phố Tây ở Huế được hình thành xem như một sự phá cách ở đất cố đô vốn trầm tư này.

Bởi thế mà phố Tây mới lạ ở một góc Huế khiến người ta thoáng gặp đã thấy yêu, thấy nhớ. Phố Tây ở Huế không bắt đầu từ một sự tính toán, lại cũng chẳng được dựng lên bởi những con lộ hoành tráng hay những công trình kiến trúc sang trọng.

Phố Tây ở Huế tất nhiên là không thể thiếu các quán ăn đặc sản Huế – bún bò, bánh bèo, bánh khoái, bánh nậm, nem lụi.

Điều đặc biệt là các món ăn phố Tây ở Huế, tên các món ăn đều được ghi bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh: bún bò là Hue beef noodle soup; bánh nậm, nam pancake; bánh khoái (tức bánh xèo), fried pancake…

Kiểu "dịch bồi" này, khiến nhiều du khách nước ngoài bỡ ngỡ, chính vì thế nhiều nhà hàng phải gắn hình ảnh món ăn vào thực đơn để dễ bề nhận biết.

Và vào mỗi buổi chiều, ở phố Tây du khách sẽ bắt gặp những mâm cỗ cúng cô hồn đơn sơ ngay trước cửa các nhà hàng. Người ở đất cố đô bảo rằng, đây là nét văn hóa chỉ riêng có ở xứ Huế.

Một trải nghiệm thú vị khi đi trên vỉa hè chật chội mà ấm cúng, văng vẳng tiếng nhạc vọng ra nghe rất gần từ những quán cà phê. Nhìn vào những quán hàng thấy có nơi bàn ghế đôi khi bày ra cả ngoài trời là một cảm giác gần gũi.

Theo dantri.com.vn

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.050.707
Truy cập hiện tại 4.597