Nghị quyết nêu rõ: Tán thành và thông qua việc điều cỉnh và đặt tên đường tại các phường của TP Huế, gồm: điều chỉnh chiều dài 06 đường, điều chỉnh điểm đầu 01 đường và đặt tên mới 23 đường.
Trong quá trình đô thị hóa, lần này là đợt thứ 7, TP Huế được điều chỉnh tên đường cho hợp lí về nhiều mặt và đặt mới tên đường góp phần trong công tác quản lí đô thị, làm cho Huế xứng tầm là vùng đất cố dô có quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là trung tâm văn hóa du lịch và thành phố Festival của Việt Nam.
Vài nét tóm tắt về việc đặt tên đường TP Huế từ sau 1975 đến nay:
Tên đường phố ở Huế đã có từ thời Pháp thuộc, do do ban đầu có một số tên đường bằng tiếng Pháp, rồi được thay thế dần bằng tiếng Việt. Sau giải phóng Huế 3/1975, chính quyền TP đã có nhiều lần thay đổi tên đường phù hợp với giai đoạn lịch sử mới và những làn điều chỉnh riêng lẻ trong thập niên 80 của thế kỉ trước. Kể từ năm 1996 đến nay, TP Huế đã có 7 lần điều chỉnh và đặt tên đường mới vào các năm 1996, 1999, 2001, 2005, 2006, 2011 và lần này vào năm 2014. Nhìn lại qua các năm:
1. Lần điều chỉnh và đặt tên đường năm 1996:
Gồm điều chỉnh 5 tên đường và đặt tên mới 53 đường.
2. Lần đặt tên đường năm 1999:
Đặt tên mới 14 đường
3. Lần đặt tên đường năm 2001
Gồm đặt tên 14 đường mới
4. Lần điều chỉnh và đặt tên đường năm 2005:
Gồm điều chỉnh 2 tên đường và đặt tên mới 39 đường
5. Lần đặt tên đường năm 2006:
Gồm đặt tên mới cho 11 đường
6. Lần đặt tên đường năm 2011:
Gồm chuyển đổi 3 tên đường và đặt tên mớ cho 68 đường
7. Lần điều chỉnh và đặt tên đường năm 2014:
Gồm điều chỉnh chiều dài 06 tên đường, điều chỉnh điểm đầu 01 đường và đặt tên mới 23 đường. Trong số tên đường đặt mới có đường Võ Nguyên Giáp, đường Võ Văn Kiệt, đường Trần Đại Nghĩa,…
Tính tổng cộng cho đến nay: Đã có 232 đường có tên, trong đó có 215 tên đường được đặt mới và 17 tên đường được điều chỉnh (tên, chiều dài, điểm đầu…)
Các lần điều chỉnh và đặt mới tên đường đã nói ở trên đều dựa vào các cơ sở pháp lí, thực tiễn, nguyên tắc đặt tên đường, hình thành quỹ tên đường theo quy định chung đều được tôn trọng rất chặt chẽ.
|
Tuyến đường dài 6,5 km này đã chính thức mang tên Võ Nguyên Giáp |
Những vẫn đề đặt ra cho giai đoạn tiếp theo:
Qua 7 lần đặt tên đường từ sau năm 1975 đến nay, cần khẳng định đây là sự cố gắng đáng trân trọng mặc dù không phải là không gặp những vấn đề khó khăn nhất định đặt ra như sự chuẩn xác về tiểu sử của một vài nhân ật lịch sử, sự sắp xếp tên đường chưa thật hợp lí, khoa học; Có tên đường còn những ý kiến khác nhau; sự cân đối giữa những nhân vật lịch sử qua các thời đại; tỉ lệ phù hợp giữa nhân vật, địa danh, sự kiện lịch sử của các vùng đất…
Từ các đặc điểm vốn có của Huế thì việc đặt tên đường cho thành phố Huế có vị trí và ý nghĩa riêng với tất cả sự nhạy cảm cần được tính đến cho cá phương án, rồi việc hình thành quỹ tên đường, việc tranh thủ sự đồng thuận trong giới nghiên cứu và các tầng lớp nhân dân…
Hiện nay, Thành Phố Huế có tốc đọ đo thị hóa khá nhanh, nhất là về mặt hạ tầng. Từ đó việc đặt tên đường trở nên cấp bách, đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa mới có thể đáp ứng được nhu cầu. Mặt khác đối với Huế còn khá nhiều nhân vật tên tuổi, sự kiện, địa danh cần được giới thiệu ở tên đường.
Trên phạm vi toàn tỉnh, trong mấy năm qua đã hình thành 2 thị xã (Hương Trà, Hương Thủy) và 1 số thị trấn (Thuận An, Sịa, Khe Tre, các huyện lỵ). Vừa qua các đơn vị hành chính này đã có tên đường và hạ tầng còn tiếp tục phát triển thì việc đặt tên đường cần được nhân thức đúng mức. Không thể để kéo dài tình trạng các trục đường mới hình thành tường đối hoàn chỉnh về hạ tầng, kiến trúc lại chưa có tên. Tên đường, số nhà hợp lí là điều mong đợi của nhân dân và du khách qua lại vùng đất này