Tìm kiếm

 

Liên kết website
Tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 20/02/2024

Căn cứ Kế hoạch số 966/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Huế về việc Tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế;

UBND phường Phú Hội xây dựng Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (viết tắt là Đề án), như sau:

I. MỤC TIÊU:

- Tổ chức thực hiện nội dung lấy ý kiến cử tri trên địa bàn phường đảm bảo công khai, dân chủ, đúng pháp luật.

- Thông tin, tuyên truyền đầy đủ, kịp thời về sự cần thiết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đến mỗi cử tri. Từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.

- Đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri, động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực.

- Xác định đúng phạm vi, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, tổ chức lấy ý kiến cử tri phù hợp với đặc điểm dân cư, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, dân chủ và đúng quy định của pháp luật.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN CỬ TRI:

1. Đối tượng cử tri lấy ý kiến:

công dân đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú tại địa phương, có từ đủ 18 tuổi trở lên, tính từ thời điểm từ ngày 24/01/2024 trở về trước.

2. Phạm vi, nội dung lấy ý kiến:

Phạm vi, nội dung lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri (Mẫu số: 4 hoặc 5), cụ thể:

2.1. Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế:

- Phạm vi lấy ý kiến của cử tri trên địa bàn toàn phường.

- Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về phương án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và tên gọi mới sau khi thành lập thành phố là Thành phố Huế.

2.2. Đề án chia thành phố Huế hiện hữu để thành lập thành 02 Quận phía Bắc và Quận phía Nam:

- Phạm vi lấy ý kiến của cử tri trên địa bàn toàn phường.

- Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về phương án chia thành phố Huế hiện hữu thành 02 quận: Quận Phú Xuân (quận phía Bắc) và Quận Thuận Hóa (quận phía Nam).

2.3. Đề án sắp xếp, thành lập các quận:

Thành lập Quận phía Bắc trên cơ sở chia tách, sắp xếp 14 ĐVHC cấp xã trong phạm vi ĐGHC thành phố Huế:

- Phạm vi lấy ý kiến của cử tri trên địa bàn toàn phường.

- Nội dung lấy ý kiến cử tri: Về phương án thành lập Quận phía Bắc thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở 14 ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Huế và tên gọi mới sau khi thành lập quận là Quận Phú Xuân.

3. Chuẩn bị và thành lập các Tổ lấy ý kiến cử tri:

3.1. Chuẩn bị lấy ý kiến:

- UBND phường thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Rà soát, chốt danh sách cử tri đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến (xong chậm nhất ngày 25/02/2024 trừ các trường hợp đột xuất phát sinh theo quy định).

+ Ban hành Kế hoạch, văn bản chỉ đạo, thành lập các Tổ công tác chỉ đạo, Tổ lấy ý kiến cử tri, hướng dẫn các thôn (tổ dân phố) triển khai việc lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 20/02/2024).

+ Tổ chức điền các thông tin vào Phiếu lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 25/02/2024).

+ Thành lập các Tổ lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 21/02/2024)

+ Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tập huấn cho thành viên của các Tổ lấy ý kiến cử tri (xong trước ngày 22/02/2024).

3.2. Tổ lấy ý kiến cử tri:

- Số lượng Tổ lấy ý kiến cử tri:

Được thành lập theo địa bàn từng tổ dân phố, mỗi tổ dân phố có 01 Tổ lấy ý kiến cử tri.

- Số lượng thành viên: Tùy theo tình hình thực tế, số hộ gia đình trong tổ dân phố để quyết định số lượng, đồng thời đáp ứng yêu cầu về tiến độ lấy phiếu (định hướng số lượng từ 05-10 người).

- Định hướng cơ cấu, thành phần Tổ lấy ý kiến cử tri: Một Tổ có thể phân ra nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 2 đến 3 người, Tổ trưởng là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận hoặc Trưởng thôn (tổ dân phố)…; các Tổ viên đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và cử tri là công dân có uy tín ở thôn (tổ dân phố); Thư ký là cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã hoặc người có trình độ tin học, có năng lực tổng hợp để hỗ trợ hiệu quả việc tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến.

- Nhiệm vụ của Tổ lấy ý kiến cử tri:

Nhận Phiếu lấy ý kiến cử tri do UBND phường cấp kèm theo danh sách cử tri; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên khi đến các hộ gia đình thực hiện nhiệm vụ phát phiếu, thu phiếu lấy ý kiến cử tri; thực hiện việc kiểm phiếu, tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn về UBND phường.

III. THỜI GIAN, HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ LẤY Ý KIẾN CỬ TRI:

1. Thời gian niêm yết và tổ chức lấy ý kiến cử tri:

- Niêm yết danh sách cử tri từ ngày 25/01/2024 đến hết ngày 25/02/2024.

- Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri về Đề án từ ngày 26/02/2024 đến hết ngày 02/3/2024.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trước ngày 07/3/2024.

2. Nguyên tắc, thẩm quyền lập và niêm yết danh sách phát phiếu lấy ý kiến cử tri; khiếu nại và giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri:

Thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC và khoản 2 Điều 1 Nghị định số 66/2023/NĐ-CP ngày 24/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC.

3. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến:

- Bản tóm tắt Đề án thành lập Thành phố trực thuộc Trung ương; các quận, thị xã thuộc thành phố, các phường thuộc quận, thị xã và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trên cơ sở ĐGHC tỉnh Thừa Thiên Huế (kèm theo Kế hoạch này).

- Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND thành phố và các phường, xã; niêm yết tại trụ sở UBND các cấp, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.

4. Hình thức tổ chức lấy ý kiến cử tri:

- Lấy ý kiến cử tri bằng hình thức phát phiếu theo hộ gia đình.

- Mọi cử tri có quyền và nghĩa vụ tham gia lấy ý kiến. Mỗi cử tri có quyền thể hiện ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào Phiếu lấy ý kiến.

- Cử tri phải tự mình viết và ký vào Phiếu lấy ý kiến, không được nhờ người khác viết thay. Trường hợp cử tri không biết chữ, cử tri là người khuyết tật không tự đánh dấu và ký tên vào phiếu thì được nhờ người trong gia đình hoặc người thân viết hộ.

5. Trình tự lấy ý kiến cử tri:

a) Căn cứ Nghị định số 54/2018/NĐ-CP, tùy vào điều kiện của mỗi địa phương, có hình thức thông báo về mục đích, yêu cầu về việc xây dựng Đề án; nội dung tóm tắt của Đề án và cách thức tổ chức, thực hiện, thời gian lấy ý kiến cử tri; Quyền và nghĩa vụ của cử tri trong việc lấy ý kiến để đảm bảo công bằng, dân chủ và thuận lợi nhất cho người dân và chính quyền.

b) Phát phiếu, thu phiếu - Lấy ý kiến cử tri về Đề án (Theo Mẫu số 4 hoặc 5) kèm theo Kế hoạch này.

6. Kiểm phiếu, tổng hợp, báo cáo kết quả của các Tổ lấy ý kiến cử tri:

Các Tổ dân phố tổng hợp, kiểm phiếu theo biên bản (Theo Biểu mẫu số 01 kèm theo Phụ lục của Kế hoạch này); hoàn thành chậm nhất trước ngày 03/3/2024.

7. Tổng hợp và báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trong toàn xã:

Sau khi kiểm tra và tổng hợp kết quả từ Biên bản kiểm phiếu do các (tổ dân phố chuyển đến, UBND các phường tiến hành tổng hợp ý kiến cử tri toàn phường (Theo Biểu mẫu số 02 kèm theo Phụ lục Kế hoạch này).

Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến của cử tri gửi HĐND phường chậm nhất trước ngày 07/3/2024 (Theo Biểu mẫu số 03 kèm theo Phụ lục Kế hoạch này).

8. Tổng hợp và báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên toàn phường:

Sau khi kiểm tra và tổng hợp kết quả từ Biên bản kiểm phiếu do các Tổ chuyển đến, UBND phường tiến hành tổng hợp ý kiến cử tri và trình HĐND phường (Theo Biểu mẫu số 04 kèm theo Phụ lục Kế hoạch này).

IV. TỔ CHỨC KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG:

Sau khi có kết quả lấy ý kiến cử tri, UBND các phường trình HĐND phường xem xét, tổ chức họp thông qua Đề án thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở ĐGHC tỉnh Thừa Thiên Huế và sắp xếp, thành lập các ĐVHC cấp huyện, cấp xã; hoàn thành trước ngày 10/3/2024.

V. HOÀN CHỈNH HỒ SƠ LẤY Ý KIẾN CỬ TRI VÀ HĐND:

2. Sau khi có kết quả lấy ý kiến cử tri, kết quả biểu quyết của HĐND phường, UBND phường trình UBND thành phố (qua Phòng Nội vụ) trước ngày 10/3/2024, bao gồm các tài liệu sau đây:

1. Báo cáo của UBND phường.

2. Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri, kết quả biểu quyết của HĐND phường liên quan đến Đề án.

3. Nghị quyết của HĐND phường.

Trên đây là Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND phường đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan, các Bộ phận chuyên môn, các tổ dân phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng nội dung, mục đích, yêu cầu và tiến độ đề ra.

 

Tập tin đính kèm:
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.051.270
Truy cập hiện tại 71