Đơn vị thiết kế
Liên kết website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.034.463
Truy cập hiện tại 485
Tìm kiếm
Thông tin đường phố Huế
CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ QUY ĐỊNH NGƯỜI DÂN ĐƯỢC ĐỐT PHÁO HOA KHÔNG GÂY TIẾNG NỔ
Ngày cập nhật 05/01/2021

Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định người dân, doanh nghiệp được sử dụng loại pháo hoa không gây tiếng nổ trong một số trường hợp nhất định (có hiệu lực từ ngày 11/01/2021).

Một số điểm cần lưu ý, giúp người dân hiểu đúng, chấp hành tốt các quy định của pháp luật; vừa góp phần ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển và sử dụng pháo trái phép; không để các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện các hành vi buôn bán lậu pháo hoa.

Cá nhân bị cấm tuyệt đối các loại pháo gây ra tiếng nổ

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020 định nghĩa: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ.

Pháo bao gồm: Pháo nổpháo hoa.

Tại Điều 5 Nghị định 137/2020 về các hành vi bị nghiêm cấm có quy định như sau:

 

1. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

Trong đó, pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Như vậy, tiếp thu những quy định từ Nghị định 36/2009, Chính phủ vẫn thống nhất nghiêm cấm các loại pháo gây ra tiếng nổ. Tuy nhiên, Nghị định 137 đã cho phép người dân đốt một số loại pháo hoa nhất định.

Các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt Tết 2021

Nghị định 137 cho phép từ ngày 11/01/2021, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Như vậy, Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, người dân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được phép đốt pháo hoa.

Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (chỉ tạo ra tiếng xì xẹt).

Như vậy, các loại pháo hoa được phép đốt mà người dân thường gặp gồm:

- Pháo bông (pháo que)

- Pháo phụt sinh nhật

- Pháo điện


Ngoài ra, dù không chứa thuốc pháo nhưng những sản phẩm sau vẫn được gọi người dân gọi là pháo và được phép sử dụng: Pháo hoa lễ hội bằng giấy; pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại; các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh…

Văn Huy
Tin mới
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày