1. UBMTTQVN phường, các hội đoàn thể, Bộ phận Văn hóa – Xã hội, Địa chính – Xây dựng, các Tổ dân phố:
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn phường; yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở tiếp tục kiểm tra, rà soát phương án, biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản trong và sau mùa mưa bão.
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, các văn bản pháp luật liên quan, Chỉ thị số 18/CT-UBND nêu trên của Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 4593/QĐ-PCTT ngày 13/7/2021 của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị sử dụng lao động và người dân nhằm đảm bảo an toàn tính mạng người lao động và Nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở.
2. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình, nhà thầu thi công xây dựng trên địa bàn phường:
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất kinh doanh, thi công xây dựng công trình theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Xây dựng, các văn bản pháp luật liên quan, quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn lao động đối với ngành nghề, công việc; các văn bản chỉ đạo UBND Tỉnh và Thành phố,…
- Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động trong và sau mùa mưa bão.
- Tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và các yếu tố chịu ảnh hưởng của thiên tai. Chú ý các yếu tố nguy hiểm thường xảy ra tai nạn trong và sau mùa mưa bão như vật rơi, đổ, sập, điện giật, sạt lỡ đất, nước cuốn trôi…Qua đó rà soát, xây dựng đầy đủ các phương án, giải pháp bảo đảm an toàn phù hợp.
- Quản lý, kiểm tra các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, chỉ đưa vào sử dụng sau khi đã được kiểm tra, kiểm định, đăng ký đảm bảo an toàn.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
- Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở để rà soát, thành lập, kiện toàn mạng lưới an toàn, vệ sinh lao động; cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức trực ban nghiêm túc sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến xấu của thời tiết có thể xảy ra.
- Đối với các công trình đang thi công xây dựng, lán trại tại những khu vực triền đồi, sườn núi, thung lũng, ven sông, ven biển và những nơi có địa hình, địa chất thuỷ văn không thuận lợi, dễ có nguy cơ mất an toàn, cần chú ý các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn hoặc di tản người đến nơi trú ngụ an toàn trước khi có mưa bão.
- Khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động, phải có phương án,biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục sản xuất, thi công.
- Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.