Đơn vị thiết kế
Liên kết website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 1.051.270
Truy cập hiện tại 688
Tìm kiếm
Thông tin đường phố Huế
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 7 năm 2013
Ngày cập nhật 01/07/2013

Tăng lương cơ bản lên 1.150.000 đồng/tháng; Cán bộ có dấu hiệu tham nhũng bị tạm đình chỉ công tác tối đa 90 ngày; Phụ cấp công tác viên công tác xã hội cấp xã bằng lương tối thiểu chung; Hồ sơ giao đất được bảo quản vĩnh viễn; Công bố thủ tục hành chính chậm nhất 20 ngày trước khi có hiệu lực; Phân công rõ thẩm quyền thanh tra ngành Giáo dục; Lương cơ bản của Chủ tịch tập đoàn nhà nước là 36 triệu đồng/tháng; Quy định điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản... là những chính sách bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2013. 

 

Lao động-Tiền lương-Phụ cấp:

TỪ 1/7, TĂNG LƯƠNG CƠ BẢN LÊN 1.150.000 đồng/tháng 

Theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ bản đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7/2013, mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ bản dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo quy định.

Đồng thời, mức lương cơ sở cũng được dùng làm căn cứ tính mức hoạt động phí theo quy định, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

LƯƠNG CƠ BẢN CỦA CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN NHÀ NƯỚC LÀ 36 TRIỆU/THÁNG

Ngày 14/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2013/NĐ-CP quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Nghị định này quy định mức lương cơ bản để xác định quỹ tiền lương đối với viên chức quản lý chuyên trách như sau: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chuyên trách của tập đoàn kinh tế được hưởng mức 36 triệu đồng/tháng; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc tập đoàn hưởng 35 triệu đồng/tháng; thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên trách, Phó Tổng Giám đốc hoặc Phó giám đốc tập đoàn được hưởng 32 triệu đồng/tháng và Kế toán trưởng tập đoàn được hưởng 29 triệu đồng/tháng…

Đối với viên chức quản lý không chuyên trách thì mức thù lao được xác định dựa vào công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của viên chức quản lý chuyên trách. Viên chức quản lý được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế hiện hưởng tại công ty…

Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ, hàng tháng viên chức quản lý sẽ được tạm ứng bằng 80% số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; các quy định của Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/05/2013.

KHÔNG ĐƯỢC TĂNG QUỸ LƯƠNG QUÁ 80% SO VỚI NĂM TRƯỚC

Đây là yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 quy định về quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc tại các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ.

Tại Nghị định này, Chính phủ quy định các công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ căn cứ kế hoạch sản xuất, kinh doanh và dự kiến các mức độ thực hiện các chỉ tiêu gắn với tiền lương để quyết định quỹ tiền lương kế hoạch và tạm ứng tiền lương nhưng không được quá 80% quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề để trả cho người lao động.

Trong đó, mức tiền lương bình quân thực hiện để tính quỹ lương (trên cơ sở mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề; năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm so với năm trước liền kề) được xác định theo nguyên tắc: Năng suất lao động và lợi nhuận trong năm tăng thì mức lương thực hiện cũng tăng nhưng năng suất lao động tăng 1% thì tiền lương không được tăng quá 0,8% và phải bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động; năng suất lao động và lợi nhuận trong năm giảm thì mức tiền lương thực hiện cũng giảm. Trường hợp không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức tiền lương thực hiện tính bằng mức lương bình quân của hợp đồng lao động.

Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau nhưng không được vượt quá 17% quỹ tiền lương thực hiện; riêng với công ty sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ thì quỹ dự phòng không vượt quá 20% quỹ lương thực hiện.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 nhưng được áp dụng kể từ ngày 01/05/2013.

LƯƠNG LAO ĐỘNG CÓ TAY NGHỀ PHẢI HƠN LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ÍT NHẤT 7%

Đây là một trong những nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được nêu tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Theo đó, bên cạnh việc quy định mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, Nghị định này còn chỉ rõ, mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Đồng thời, người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn ít nhất 5%; trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện bình thường.

Ngoài ra, cũng tại Nghị định này, Chính phủ cũng yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng thử định mức lao động trước khi ban hành chính thức; phải tiến hành điều chỉnh định mức lao động trong trường hợp mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002. Các quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/05/2013.

NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG LÀM VIỆC QUÁ 12 GIỜ/NGÀY

Đây là nội dung của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/05/2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Cụ thể, số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày. Vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần, thời gian làm thêm giờ cũng không được quá 12 giờ/ngày.

Riêng việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm được áp dụng đối các trường hợp: Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước; các trường hợp khác giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn.

Nghị định này cũng chỉ rõ, sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì người sử dụng lao động phải trả lương làm thêm giờ cho người lao động với mức cụ thể như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; các quy định trái với Nghị định này bị bãi bỏ.

TRÁCH NHIỆM ĐÓNG BẢO HIỂM KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG KÝ NHIỀU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Ngày 10/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động với nhiều nội dung đáng chú ý.

Nghị định này quy định chi tiết về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động. Cụ thể, trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà hai bên thuộc đối tượng tham bảo biểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Ngoài ra, tại Nghị định này, Chính phủ cũng quy định rõ, trong trường hợp hợp đồng lao động bị vô hiệu từng phần do quy định tiền lương thấp hơn so với mức quy định của pháp luật, nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể đang được áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại. Đồng thời, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao động.

Trường hợp hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn bộ do công việc được thỏa thuận trong hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm thì hai bên phải giao kết hợp đồng mới. Nếu không giao kết hợp đồng mới thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền, ít nhất cứ mỗi năm làm việc bằng một tháng lương tối thiểu vùng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; thay thế Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003.

CÔNG ĐOÀN CÓ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ TOÀN DIỆN QUYỀN VÀ LỢI ÍCH NGƯỜI LAO ĐỘNG

Nội dung này được thể hiện tại Nghị định số 43/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/05/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Theo đó, bên cạnh các quyền và trách nhiệm cơ bản của công đoàn trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng, hợp pháp của người lao động như: hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động; đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể; xây dựng và giám sát việc thực hiện thang bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng và nội quy lao động...; công đoàn còn có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích của tập thể lao động hoặc

người lao động bị xâm phạm; đồng thời tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động và thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định rõ quyền và trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công. Cụ thể, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có trách nhiệm lấy ý kiến của tập thể lao động để ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công hoặc rút quyết định đình công nếu chưa tiến hành đình công... Công đoàn cơ sở cũng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; bãi bỏ Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/04/1991 và Nghị định số 302/HĐBT ngày 19/08/1992.

DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG CÓ VỐN PHÁP ĐỊNH 2 TỶ

Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Nghị định số 55/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/05/2013 quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động.

Theo đó, doanh nghiệp muốn được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện như: Đã thực hiện ký quỹ 2 tỷ đồng; duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định (2 tỷ đồng) trong suốt quá trình hoạt động; địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; đồng thời, người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải có lý lịch rõ ràng, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 03 năm trở lên.

Cũng tại Nghị định này, Chính phủ quy định Danh mục các công việc được cho thuê lại lao động bao gồm: Phiên dịch, biên dịch, tốc ký; thư ký, trợ lý hành chính; lễ tân; hướng dẫn du lịch; hỗ trợ bán hàng; hỗ trợ dự án; lập trình hệ thống máy sản xuất; dọn dẹp vệ sinh toà nhà, nhà máy; vệ sĩ, bảo vệ; lái xe...

Việc cho thuê lại lao động nhằm đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhân lực trong khoảng thời gian nhất định; thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Trong đó không bao gồm các trường hợp sau: Doanh nghiệp đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công; thay thế người lao động bị thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp; cho thuê lao động để làm việc ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt...

Thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn này, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại người lao động với bên thuê lại mà người lao động thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2013.

MIỄN NHIỆM HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG KHÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Ngày 10/06/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động, trong đó đáng chú ý là những quy định về hòa giải viên lao động.

Theo Thông tư này, hòa giải viên lao động sẽ bị nhiễm nhiệm nếu thuộc 01 trong 04 trường hợp sau: Có đơn xin thôi tham gia hòa giải viên lao động; có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền, trách nhiệm làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình hòa giải; có 02 lần trở lên không thực hiện nhiệm vụ hòa giải trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng; có 02 năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, hòa giải viên được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ khi không chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động và quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động; số vụ hòa giải thành không đạt trên 50% so với tổng số vụ tham gia hòa giải.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007.

Cán bộ-Công chức-Viên chức:

CÁN BỘ CÓ DẤU HIỆU THAM NHŨNG  BỊ TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC TỐI ĐA 90 NGÀY

Nội dung này được thể hiện tại Nghị định số 59/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17/06/2013, quy định chi tiết một số Điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Nghị định chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng và có dấu hiệu gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc. Trong đó, việc xác định cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng dựa vào các căn cứ như: Có văn bản yêu cầu của cơ quan thanh tra; qua xác minh nội dung theo đơn tố cáo hoặc qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng…

Thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức tối đa là 90 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền ra quyết định. Trong thời hạn này, cán bộ, công chức, viên chức vẫn được hưởng chế độ, chính sách và các quyền, lợi ích hợp pháp khác như ở vị trí công tác ban đầu.

Khi hết thời hạn nêu trên mà cơ quan có thẩm quyền không có kết luận về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức hoặc kết luận cán bộ, công chức, viên chức không có hành vi tham nhũng thì quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được hủy bỏ. Đồng thời, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được khôi phục vị trí công tác ban đầu; được xin lỗi, cải chính công khai và được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/07/2013 và thay thế Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006.

 

Chính sách kinh tế-xã hội:

HỖ TRỢ PHÁT THANH VIÊN 15.000 ĐỒNG/LẦN TRUYỀN THANH TẠI KHU CÔNG NGHIỆP

Ngày 06/05/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 55/2013/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Theo Thông tư này, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cho công tác truyền thanh tại khu công nghiệp và địa bàn có đông công nhân với mức chi cụ thể như sau: Hỗ trợ biên tập 75.000 đồng/trang 350 từ; phát thanh viên 15.000 đồng/lần truyền thanh nhưng không quá 02 lần/ngày; ngoài ra, hỗ trợ ấn phẩm, sản phẩm truyền thông để làm tài liệu biên tập phát thanh.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp, Bộ Tài chính cũng quyết định hỗ trợ cho các cuộc thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu các môn thể thao trong công nhân với mức chi tối đa 300.000 đồng/người/ngày đối với thành viên Ban giám khảo cuộc thi và 200.000 đồng/người/ngày đối với thành viên Ban tổ chức, Ban thư ký; hỗ trợ các giải thưởng từ 500.000 - 4.000.000 đồng/giải thưởng tập thể và từ 200.000 - 2.000.000 đồng/giải thưởng cá nhân…

Bên cạnh đó, nhằm góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần của công nhân ở các khu công nghiệp, Bộ Tài chính cũng quyết định hỗ trợ cho các cuộc thi, hội diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu các môn thể thao trong công nhân với mức chi tối đa 300.000 đồng/người/ngày đối với thành viên Ban giám khảo cuộc thi và 200.000 đồng/người/ngày đối với thành viên Ban tổ chức, Ban thư ký; hỗ trợ các giải thưởng từ 500.000 - 4.000.000 đồng/giải thưởng tập thể và từ 200.000 - 2.000.000 đồng/giải thưởng cá nhân…

Ngoài ra, Thông tư cũng chỉ rõ, mức chi cho công tác phổ biến chính sách, pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương được thực hiện theo quy định hiện hành về sử dụng kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; mức chi tổ chức các buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề về kỹ năng hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho công nhân sẽ được thực hiện theo chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013. Các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ năm ngân sách 2013.

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

Ngày 22/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Theo Nghị định này, những trường hợp được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” bao gồm: Có 2 con (bao gồm cả con đẻ và con nuôi) trở lên là liệt sĩ; chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (bao gồm cả người sống và người đã từ trần).

Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ, bà mẹ thuộc đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như nêu trên, nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị Tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực (kể cả được hưởng án treo) thì không được tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Đồng thời, trường hợp bà mẹ có chồng, con tham gia hàng ngũ địch nhưng bà mẹ chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn được xem xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2013 và bãi bỏ Nghị định số 176-CP ngày 20/10/1994.

 

Doanh nghiệp:

PHỤ CẤP CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI CẤP XÃ BẰNG LƯƠNG TỐI THIỂU CHUNG

Ngày 24/05/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cộng tác viên (CTV) công tác xã hội xã, phường, thị trấn.

Theo Thông tư này, CTV công tác xã hội cấp xã làm việc theo chế độ hợp đồng và được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

Nhiệm vụ chính của CTV công tác xã hội cấp xã là thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội theo sự phân công của Chủ tịch UBND cấp xã đối với người cao tuổi; người khuyết tật; người tâm thần; người nhiễm HIV/AIDS; người nghèo; trẻ em; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân của bạo lực gia đình… Cụ thể, CTV phải tiến hành thu thập, tiếp nhận thông tin, yêu cầu trợ giúp của đối tượng trên địa bàn; theo dõi, đánh giá diễn biến tình trạng sức khỏe, quan hệ gia đình, xã hội và các nhu cầu trợ giúp của đối tượng; đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp trợ giúp kịp thời, phù hợp…

Để trở thành CTV công tác xã hội cấp xã, ngoài tiêu chuẩn về đạo đức, kỹ năng thực hiện công tác xã hội ở mức cơ bản, hiểu biết chế độ chính sách trợ giúp đối tượng, CTV phải có chứng chỉ, chứng nhận đã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức hoặc có bằng cấp về nghiệp vụ công tác xã hội, tâm lý, xã hội học. Đặc biệt, từ năm 2015, CTV công tác xã hội cấp xã phải đạt chuẩn tối thiểu trình độ trung cấp nghề công tác xã hội hoặc chuyên ngành khác có liên quan đến công tác xã hội.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/07/2013.

THU MUA NỢ XẤU CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG BẰNG TRÁI PHIẾU ĐẶC BIỆT

Ngày 18/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (QLTS) của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Theo Nghị định này, Công ty QLTS sẽ được thành lập bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (500 tỷ đồng) và được thực hiện các hoạt động như: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ; quản lý khoản nợ xấu đã mua; tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng...

Trong đó, Công ty QLTS sẽ tiến hành mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng thông qua 02 phương thức: Theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt do Công ty QLTS phát hành hoặc theo giá trị thị trường bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt.

Theo phương thức thứ nhất, trái phiếu đặc biệt được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử (theo phương án phát hành đã được NHNN chấp thuận), với mệnh giá (tính theo đồng Việt Nam) có giá trị bằng giá mua của khoản nợ xấu; với thời hạn tối đa 05 năm, lãi suất 0% và được sử dụng để vay tái cấp vốn của NHNN.

Còn theo phương thức mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường, các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 05 điều kiện sau: Là khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng; có tài sản bảo đảm; hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; khách hàng vay còn tồn tại; số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của NHNN. Việc mua lại các khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện này sẽ do Thủ tướng quyết định theo đề nghị của NHNN...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/07/2013.

NHIỆM KỲ KIỂM SOÁT VIÊN CÔNG TY NHÀ NƯỚC KHÔNG QUÁ 3 NĂM

Ngày 07/06/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHN) một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Tại Quyết định này, Thủ tướng yêu cầu Kiểm soát viên công ty TNHN một thành viên do Nhà nước làm chủ phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên, có kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc thực tế quản lý điều hành công ty từ 03 năm trở lên. Thủ tướng cũng quy định nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 03 năm; Kiểm soát viên có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại không quá 03 công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ.

Trường hợp bổ nhiệm 02 kiểm soát viên trở lên, 01 kiểm soát viên sẽ được giao phụ trách chung theo chế độ chuyên trách, để lập kế hoạch phân công, điều phối công việc.

Cũng theo Quyết định này, nhiệm vụ chính Kiểm soát viên là kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch, Tổng Giám đốc (Giám đốc) công ty trong tổ chức thực hiện quyền sở hữu, quản lý điều hành công việc kinh doanh; thẩm định báo cáo tài chính, tình hình thực hiện kinh doanh; kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/07/2013.

Đất đai-Nhà ở:

HỒ SƠ GIAO ĐẤT ĐƯỢC BẢO QUẢN VĨNH VIỄN

Đây là nội dung của Thông tư số 11/2013/TT-BTNMT ngày 28/05/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu.

Theo đó, mỗi nhóm hồ sơ, tài liệu chuyên ngành tài nguyên và môi trường hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường sẽ có thời hạn bảo quản nhất định. Cụ thể: Hồ sơ, tài liệu về giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và hồ sơ, tài liệu về cho thuê, cho thuê lại đất sẽ được bảo quản vĩnh viễn; hồ sơ, tài liệu về đăng ký cho thuê tài sản gắn liền với đất, xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất có thời hạn bảo quản là 20 năm từ khi hợp đồng thuê đất hết thời hạn.

Riêng thời hạn bảo quản đối với hồ sơ, tài liệu về đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là 15 năm từ khi hợp đồng thuê hết thời hạn…

Ngoài ra, bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ, tài liệu về cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hồ sơ, tài liệu về đăng ký nhận quyền sử dụng đất; sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ địa chính cũng có thời hạn bảo quản vĩnh viễn…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2013.

THẮT CHẶT QUẢN LÝ ĐẤT BÃI BỒI VEN SÔNG, VEN BIỂN

Thông tư số 09/2013/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển (sau đây gọi chung là đất) với mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối.

Theo Thông tư này, UBND cấp tỉnh quyết định cho thuê đất bãi bồi ven biển, đất có mặt nước ven biển chưa sử dụng đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư với thời hạn không quá 50 năm; UBND cấp huyện quyết định cho thuê đất đối với hộ gia đình, cá nhân với thời hạn không quá 20 năm để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối và không quá 50 năm để trồng cây lâu năm, trồng rừng sản xuất.

Việc cho thuê đất bãi bồi ven sông chưa sử dụng thuộc quỹ đất nông nghiệp do UBND cấp xã quyết định cho thuê theo hình thức đấu thầu với thời hạn không quá

05 năm, ưu tiên các hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại đơn vị hành chính cấp xã thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Trường hợp đất chưa sử dụng không thuộc quỹ đất nông nghiệp thì được cho thuê như đất bãi bồi ven biển... Giá cho thuê đất được áp theo mức giá đất có cùng mục đích sử dụng.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định, đối với đất đã đưa vào sử dụng trước ngày 15/07/2013 của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao theo phương án giao đất của địa phương thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn giao đất còn lại; nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng khi hết thời hạn giao đất thì UBND cấp huyện giao đất không thu tiền sử dụng trong hạn mức giao đất với thời hạn là 20 năm đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và 50 năm đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2013.

Hành chính:

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHẬM NHẤT 20 NGÀY TRƯỚC KHI CÓ HIỆU LỰC

Đây là quy định mới của Chính phủ tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Theo đó, thay vì quy định các Quyết định công bố thủ tục hành chính phải được ban hành chậm nhất trước 10 ngày làm việc tính đến ngày văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính đó có hiệu lực như trước đây (theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010), tại Nghị định này, Chính phủ quy định thời hạn công bố này là chậm nhất 20 ngày làm việc đối với các thủ tục hành chính do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố và chậm nhất 05 ngày làm việc đối với các thủ tục hành chính do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc người đứng đầu

cơ quan, đơn vị được cơ quan Nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ, ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc công bố.

Cũng tại Nghị định này, Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì hoạt  động của cổng thông tin phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết về thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính thay vì giao cho Văn phòng Chính phủ như quy định trước đây...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013.

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề:

PHÂN CÔNG RÕ THẨM QUYỀN THANH TRA NGÀNH GIÁO DỤC

Ngày 09/05/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, nhằm có sự phân công rõ rệt về tổ chức, thẩm quyền và đối tượng thanh tra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, Thanh tra ngành giáo dục gồm 02 cấp là Thanh tra Bộ GDĐT (sau đây gọi Thanh tra Bộ) và Thanh tra Sở GDĐT (sau đây gọi là Thanh tra Sở); trong đó, Thanh tra Bộ phụ trách thanh tra chuyên ngành đối với các Sở GDĐT, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục khác thuộc quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; còn Thanh tra Sở có thẩm quyền thanh tra chuyên ngành đối với các Phòng GDĐT, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục công lập của các Bộ đóng trên địa bàn).

Cũng theo Nghị định này, nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục bao gồm 09 nhóm hoạt động như: Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý thiết bị giáo dục; thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; thực hiện quy chế chuyên môn, mở ngành đào tạo; in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ... Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục được thực hiện theo quy định chung của Luật Thanh tra.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/08/2006.

Nông nghiệp-Lâm nghiệp:

QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG THỦY SẢN

Ngày 22/05/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản.

Theo đó, Thông tư quy định các tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản hoặc thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng các điều kiện như: Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản; địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập về; cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp; có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng; phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông; ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là 03 năm.

Đồng thời, cơ sở thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấychứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thủy sản. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ thì phải có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.

Cũng theo Thông tư, việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, kinh doanh sẽ được thực hiện tại cơ sở sản xuất; theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt hoặc kiểm tra đột xuất. Còn việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản tại địa phương nơi tiếp nhận chỉ được thực hiện khi có nghi vấn.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2013 và thay thế những nội dung liên quan đến khảo nghiệm giống thủy sản tại Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03/06/2002; thay thế khoản 3 Mục III Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/03/2006.

Thông tin-Truyền thông:

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC PHẢI TỔ CHỨC HỌP BÁO ÍT NHẤT 03 THÁNG/LẦN

Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/05/2013 quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính Nhà nước).

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan hành chính Nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình theo các hình thức sau: Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình; ít nhất 03 tháng/lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí...

Quy chế cũng quy định rõ, người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính Nhà nước gồm: Người đứng đầu cơ quan đó hoặc người

được người đứng đầu cơ quan giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (gọi là người phát ngôn); hoặc là người có trách nhiệm thuộc cơ quan đó được người đứng đầu cơ quan ủy quyền phát ngôn trường hợp cần thiết (gọi là người được ủy quyền phát ngôn). Người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn phải là cán bộ, công chức thuộc biên chế chính thức không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Cá nhân khác thuộc cơ quan hành chính Nhà nước được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan để phát ngôn, cung cấp thông tin; không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ hoặc thông tin sai sự thật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007.

ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Ngày 13/05/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BTTTT ngày 13/05/2013 hướng dẫn cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Theo Thông tư này, doanh nghiệp muốn được xét cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phải đáp ứng các yêu cầu về tài chính như: Có khả năng tài chính bảo đảm thực hiện giấy phép phù hợp với kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật đề xuất; không trong tình trạng chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về viễn thông; vốn đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp (nếu có) phải tuân thủ quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Riêng đối với doanh nghiệp đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng phải đáp ứng thêm các yêu cầu về vốn pháp định và cam kết đầu tư theo Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/04/2011; đối với doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất có 01 tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần thì cá nhân, tổ chức đó không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường viễn thông.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ viễn thông còn phải đáp ứng các điều kiện khác như: Có đăng kí kinh doanh dịch vụ viễn thông; không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản; có kế hoạch kỹ thuật, kế hoạch kinh doanh khả thi và phù hợp với các quy định về kết nối, giá cước, tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông; có phương án bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin phù hợp với kế hoạch kỹ thuật và kế hoạch kinh doanh…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013.

Thuế-Phí-Lệ phí:

NÂNG MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH LÊN 9 TRIỆU ĐỒNG/THÁNG

Theo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, từ 1/7/2013, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế là 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế (108 triệu đồng/năm).

Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định thì thực hiện theo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

 

TĂNG ĐỒNG LOẠT MỨC PHÍ KHAI THÁC, SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

Ngày 26/04/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 49/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng tư liệu đo đạc, bản đồ.

Theo đó, mức thu phí khai thác và sử dụng các loại tư liệu đo đạc - bản đồ cung cấp trực tiếp đều cao hơn so với quy định trước đây. Cụ thể, đối với loại bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 và lớn hơn (bản đồ in trên giấy) sẽ được áp dụng mức phí là 120.000 đồng/tờ (theo quy định trước đây tại Thông tư số 110/2008/TT-BTC ngày 21/11/2008, mức phí này là 80.000 đồng/tờ). Tương tự, mức phí đối với bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 cũng tăng từ 85.000 đồng lên 130.000 đồng/tờ; đối với

bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 tăng từ 90.000 đồng/tờ lên 140.000 đồng/tờ; đối với bản đồ hành chính Việt Nam tăng từ 650.000 đồng/bộ lên 900.000 đồng/bộ...

Thông tư cũng quy định thêm mức phí đối với một số loại bản đồ khác như: bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1.000.000 (bản đồ số dạng Vector) là 8.000.000 đồng/mảnh; bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.000 (dạng Vector) là 5.000.000 đồng/mảnh…

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013 và thay thế Thông tư số 110/2008/TT-BTC ngày 21/11/2008 và Thông tư số 92/2012/TT-BTC ngày 04/06/2012.

THUẾ XUẤT KHẨU THAN ĐÁ LÀ 13%

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư số 71/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 23/05/2013, sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 và 27.04 tại Biểu thuế xuất khẩu.

Cụ thể, Bộ Tài chính quy định từ ngày 07/07/2013 áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu là 13% đối với các mặt hàng: Than đá, than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá; than cốc và than nửa cốc (luyện từ than đá), than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá.

Theo quy định trước đó, tại Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012, các mặt hàng than nêu trên được áp mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/07/2013.

PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN LẦN ĐẦU LÀ 4 TRIỆU

Nội dung này được quy định tại Thông tư số 78/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 07/06/2013 về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.

Theo đó, kể từ ngày 22/07/2013, Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí là 04 triệu đồng/hồ sơ đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu hoặc cấp lại do doanh nghiệp kiểm toán chia tách, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu; 01 triệu đồng/hồ sơ đối với trường hợp cấp lại do bị            

mất, hỏng và 02 triệu đồng/hồ sơ đối với trường hợp điều chỉnh nội dung.

Cũng theo Thông tư, mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định cụ thể như sau: 1,2 triệu đồng/hồ sơ khi cấp lần đầu hoặc cấp lại do hết hạn; 0,8 triệu đồng/hồ sơ khi cấp lại do bị thu hồi hoặc khi điều chỉnh; 0,3 triệu đồng/hồ sơ khi cấp lại do bị mất, hỏng...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/07/2013.

TĂNG THUẾ NHẬP KHẨU ĐƯỜNG LÊN 15%

Đây là quyết định mới của Bộ Tài chính tại Thông tư số 79/2013/TT-BTC ban hành ngày 07/06/2013 về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 17.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Theo đó, từ ngày 22/07/2013, thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng đường bao gồm: Glucoza và xirô glucoza (không quá 50% hàm lượng fructoza); fructoza và xirô fructoza (trên 50% hàm lượng fructoza); mantoza và xirô mantoza; mật ong nhân tạo; đường caramen; xirô... đồng loạt tăng lên mức 15% (so với quy định cũ, thuế suất đối với các mặt hàng này dao động ở mức 3 -  5 - 10%).

Riêng lactoza và xirô lactoza (có hàm lượng lactoza khan từ 99% trở lên) vẫn được áp mức thuế suất 0%; đường thô chưa pha thêm hương liệu (đường củ cải hoặc đường mía) được giữ ở mức 25%; đường đã pha thêm hương liệu và đường tinh luyện vẫn áp thuế suất cao nhất ở mức 40%...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/07/2013.

Thương mại-Quảng cáo:

3 DỊCH VỤ ĐƯỢC LẬP WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Ngày 20/06/2013, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định về thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử (TMĐT), áp dụng cho thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website TMĐT bán hàng, cung cấp dịch vụ TMĐT hoặc đánh giá tín nhiệm website TMĐT.

Tại Thông tư này, Bộ Công Thương quy định rõ đối tượng đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT phải là thương nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp và có website TMĐT cung cấp ít nhất 01 trong 03 dịch vụ sau: Dịch vụ sàn giao dịch TMĐT; dịch vụ khuyến mại trực tuyến; dịch vụ đấu giá trực tuyến.

Về hồ sơ đăng ký, ngoài Đơn đăng ký theo mẫu, thương nhân hoặc tổ chức đó còn phải bổ sung Đề án cung cấp dịch vụ, Quy chế quản lý hoạt động của website và mẫu hợp đồng dịch vụ giữa thương nhân, tổ chức sở hữu website cung cấp dịch vụ TMĐT với thương nhân, tổ chức tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó. Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT được thực hiện trực tuyến trên Cổng Thông tin Quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ www.online.gov.vn.

Bên cạnh đó, Bộ cũng chỉ rõ, các website cung cấp dịch vụ TMĐT sẽ bị chấm dứt đăng ký nếu quá 30 ngày mà website không hoạt động hoặc thương nhân, tổ chức không phản hồi thông tin khi được cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu; bị hủy bỏ đăng ký nếu thương nhân, tổ chức chủ quản thực hiện hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT hoặc không thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013 và thay thế Thông tư số 46/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010.

CÔNG CHỨC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

Đây là yêu cầu của Bộ Công Thương theo Thông tư số 09/2013/TT-BCT ngày 02/05/2013 quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường.

Tại Thông tư này, Bộ Công Thương quy định các Tổ kiểm tra thực hiện hoạt động kiểm tra của Quản lý thị trường phải có ít nhất 02 công chức Quản lý thị trường và do 01 công chức làm Tổ trưởng; đồng thời, công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thị trường theo quy định của Bộ Công Thương; không trong thời gian xem xét, thi hành kỷ luật hoặc có thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh. Riêng Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải có Thẻ kiểm tra thị trường được cấp theo quy định.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng yêu cầu các công chức Quản lý thị trường phải chủ động báo cáo để không tham gia Tổ kiểm tra trong trường hợp có vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình hoặc của vợ (chồng) là đối tượng được kiểm

tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong tổ chức là đối tượng được kiểm tra.

Cũng theo Thông tư này, hoạt động kiểm tra có thể được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt hoặc đột xuất khi có thông tin về hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc liên quan đến hoạt động kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính phải được bảo mật theo quy định và không được tiết lộ cho những người không có thẩm quyền liên quan trực tiếp đến vụ việc.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2013; bãi bỏ Thông tư số 26/2009/TT-BCT ngày 26/08/2009 và Thông tư số 12/2008/TT-BCT ngày 22/10/2008.

LẬP WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHẢI ĐĂNG KÝ VỚI BỘ CÔNG THƯƠNG

Đây là yêu cầu của Chính phủ tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử (TMĐT).

Nghị định này quy định 02 hình thức tổ chức hoạt động TMĐT gồm: Website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT (như sàn giao dịch TMĐT; website đấu giá trực tuyến; website khuyến mại trực tuyến và các loại khác do Bộ Công Thương quy định). Trong đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website TMĐT bán hàng có trách nhiệm phải thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT. Riêng các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT ngoài yêu cầu phải có đề án cung cấp dịch vụ rõ ràng, còn phải đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website sau khi website đã hoàn thiện và phải được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.

Cũng tại Nghị định này, Chính phủ quy định cụ thể 04 nhóm hành vi bị cấm trong hoạt động TMĐT bao gồm: Nhóm hành vi về hoạt động kinh doanh TMĐT như tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị mà người tham gia phải đóng 01 khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận hoa hồng; lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...; nhóm hành vi vi phạm về thông tin trên website điện tử như giả mạo thông tin đăng ký, sử dụng đường dẫn, biểu trưng gây nhầm lẫn về mối liên hệ với cá nhân, tổ chức khác...; nhóm hành vi vi phạm về giao dịch trên website điện tử như thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng; giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức khác hoặc buộc khách hàng lưu lại website trái với ý muốn của mình...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ 01/07/2013 và thay thế Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006.

Y tế-Sức khỏe:

PHỤ TRÁCH PHÒNG XÉT NGHIỆM HIV PHẢI CÓ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN

15/2013/TT-BYT ngày 24/05/2013 về việc hướng dẫn bảo đảm chất lượng thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV.

Tại Thông tư này, Bộ Y tế quy định điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, quản lý chất lượng xét nghiệm đối với các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV, phòng xét nghiệm khẳng định HIV và phòng tham chiếu quốc gia về xét nghiệm HIV (gọi chung là phòng xét nghiệm HIV).

Cụ thể, đối với phòng xét nghiệm huyết thanh học sàng lọc HIV, Bộ Y tế yêu cầu về nhân sự phải có ít nhất 02 nhân viên xét nghiệm có trình độ chuyên môn từ trung học chuyên nghiệp trở lên, có chứng nhận đã qua tập huấn về xét nghiệm HIV và có ít nhất 01 nhân viên tư vấn đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS; trong đó, nhân viên phụ trách phòng xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật miễn dịch đánh dấu phải có trình độ từ đại học trở lên.

Đối với phòng xét nghiệm huyết thanh học khẳng định HIV, ngoài các điều kiện nêu trên , Bộ Y tế còn quy định nhân viên trực tiếp thực hiện xét nghiệm phải có kinh nghiệm làm xét nghiệm HIV ít nhất 01 năm, có hiểu biết cơ bản về HIV, về kỹ thuật xét nghiệm HIV và có khả năng phân tích, biện giải kết quả xét nghiệm...

Riêng phòng tham chiếu quốc gia về xét nghiệm huyết thanh học phải có ít nhất 08 nhân viên; trong đó, nhân viên phụ trách có trình độ sau đại học chuyên ngành y hoặc sinh học và có kinh nghiệm từ 05 năm trở lên; các nhân viên được giao nhiệm vụ về quản lý chất lượng xét nghiệm, xây dựng bộ mẫu chuẩn phải có trình độ đại học và có kinh nghiệm thực hiện xét nghiệm huyết thanh học HIV từ 03 năm trở lên...

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể về thủ tục công bố, cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận các phòng xét nghiệm HIV cũng như các trường hợp đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận của các phòng xét nghiệm này.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013 và thay thế Quyết định số 3052/2000/QĐ-BYT ngày 29/08/2000.

PHỐI HỢP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH LÂY TỪ VẬT NUÔI

Ngày 27/05/2013, Liên bộ Y tế - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đã ký Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Thông tư này quy định việc phối hợp giữa các đơn vị của ngành y tế và ngành nông nghiệp trong hoạt động giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch, truyền thông, đào tạo, nghiên cứu khoa học về phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người; đặc biệt ưu tiên phối hợp phòng, chống đối với 05 loại bệnh như: bệnh cúm A(H5N1), bệnh dại, bệnh liên cầu khuẩn lợn, bệnh than (nhiệt thán) và bệnh xoắn khuẩn vàng da (leptospirosis).

Theo đó, Liên bộ thống nhất việc trao đổi thông tin (định kỳ hoặc đột xuất) trong giám sát bệnh lây truyền từ động vật sang người phải bằng văn bản theo mẫu quy định; trường hợp khẩn cấp có thể trao đổi trực tiếp, điện thoại, fax hoặc thư điện tử nhưng phải trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện hoặc nghi ngờ ca bệnh, ổ dịch. Khi phát hiện động vật mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, cơ quan thú y có trách nhiệm tham mưu UBND cùng cấp thành lập Đội điều tra, xử lý ổ dịch...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2013. 

Theo www.thuathienhue.gov.vn

Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày