Đơn vị thiết kế
Liên kết website
Thống kê truy cập
Tổng truy cập 877.356
Truy cập hiện tại 3.603
Tìm kiếm
Thông tin đường phố Huế
Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC
Ngày cập nhật 26/11/2013
Ảnh minh họa

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC).

 

Theo đó, Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt, trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.
Đối tượng áp dụng gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó. Người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.
Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.
Bảo đảm trật tự, an toàn khi thi hành quyết định cưỡng chế
Nghị định quy định phải bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan Nhà nước khác khi được yêu cầu.
Trường hợp có yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế phải gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan Công an cùng cấp 5 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế để bố trí  lực lượng.
Khi tham gia cưỡng chế, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm ngăn chặn các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ, bảo đảm trật tự, an toàn.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28/12/2013; thay thế Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính.
Theo baodientu.chinhphu.vn
Tập tin đính kèm:
Tin mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày